Nâng nền nhà và cách xử lý nền nhà thấp hơn mặt đường

Read Time:6 Minute, 27 Second
Nâng nền nhà và cách xử lý nền nhà thấp hơn mặt đường

Tình trạng nền nhà thấp hơn mặt đường thường xảy ra tại các hộ gia đình có nhà ở mặt phố bởi tại đây đường được nâng cấp liên tục. Việc nâng cấp đường sẽ gây ra khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, ngoài ra còn bị coi là một trong những kiêng kị đối với lĩnh vực phong thủy. Ngôi nhà của chúng ta sẽ bị phá vỡ cấu trúc và thiết kế ban đầu, ảnh hưởng cảnh quan như trần, tường nhà và các đồ nội thất bên trong.

Bên cạnh đó còn dễ đối mặt với vấn đề bụi bặm, nước bẩn, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mọi người. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng nền nhà thấp hơn mặt đường? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ đưa ra các giải pháp khắc phục nhanh và hiệu quả, tránh hệ lụy về lâu dài, đọc ngay và lưu lại nếu thấy hữu ích nhé!

Ảnh hưởng của nền nhà thấp hơn mặt đường

Những gia đình nhà mặt phố thường phải đối mặt với tình trạng nền nhà thấp hơn mặt đường. Điều này gây khó khăn đến sinh hoạt hàng ngày của các thành viên trong gia đình. Về cơ bản sẽ có. 3 giải pháp giúp bạn sửa chữa nền nhà thấp hơn đường tiết kiệm và dễ dàng.

Ảnh hưởng của nền nhà thấp hơn mặt đường

Một khi nên nhà thấp hơn mặt đường sẽ phá vỡ cấu trúc. Và thiết kế ban đầu của ngôi nhà. Ngôi nhà sẽ trở nên lệch và mất đi vẻ vững trãi. Và khang trang vốn có ban đầu của nhà. Nếu nhà thấp hơn so với mặt đường sẽ khiến gia đình bạn phải đối mặt với bụi bẩn. Nước bẩn hay các nhân tố ô nhiễm khác. Như vậy, sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Làm mất đi cảnh quan và cản trở việc giữ vệ sinh. Vì vậy, bạn cần phải khắc phúc càng sớm càng tốt.

Để cải tạo nền nhà thấp hơn mặt đường cần phải xác định được chiều cao thông thủy giữa mặt đường và trần nhà. Nghĩa là bạn phải xác định được khoảng cách giữa hai cạnh đối diện của công trình. Như vậy, chiều cao thông thủy từ mặt đường đến trần nhà sẽ là khoảng cách từ mặt đường đến mặt phẳng trần nhà.

Cách xử lý nền nhà thấp hơn mặt đường

Sau khi đã có được thông số thì bạn mới có thể bắt tay vào tìm kiếm phương án tu sửa nhà thích hợp. Nếu chiều cao thông thủy hơn 3m, thì bạn có thể tu sửa nâng nền nhà cao bằng hoặc lên hơn một chút so với mặt đường. Vì với khoảng cách như vậy khá thoải mái để có thể nâng nền nhà lên. Khi bạn nâng nhưng vẫn đảm bảo được không gian sinh hoạt rộng rãi cho gia đình. Do đó, khi bạn nâng nền bằng mặt đường thì phải thiết kế thêm gờ chắn nhằm mục đích ngăn nước, rác bẩn chảy vào nhà khi trời mưa.

Chỉ áp nâng nền khi chiều cao thông thủy ở trong mức cho phép

Chỉ áp nâng nền khi chiều cao thông thủy ở trong mức cho phép. (Mức quy định chiều cao thông thủy tầng 1 lớn hơn hoặc bằng 2.8m). Những giải pháp này sẽ khá tốn kém vì bạn phải đổ đất và làm lại nền nhà. Nếu chiều cao còn lại sau khi nâng của trần quá thấp. (nhỏ hơn 2.8m), thì bạn nên cân nhắc lại. Trong trường hợp độ cao nhỏ hơn. 2.5m thì không nên thực hiện giải pháp nâng nền. Thay vào đó bạn có thể xem xét chuyển qua phương án khác để khắc phục.

Trường hợp không thể nâng nhà cao bằng mặt đường xử lý thế nào?

Trường hợp không thể nâng nhà cao bằng mặt đường xử lý thế nào?

Ngoài nâng nền ra thì còn có nhiều cách khác để khắc phục nền nhà thấp hơn mặt đường. Biện pháp dễ dàng và tiết kiệm nhất chính là thiết kế một mương thu nước ngay gần mặt tiền nhà. Mương này sẽ khắc phục hiện tượng nước tràn vào nhà. Khi khắc phục được tất cả nước và rác thải sẽ thu về một hố ga nhỏ. Sau đó dùng máy bơm bơm nước ra ngoài. Đối với giải pháp này, để bạn có thể đưa xe máy ra vào nhà thì bạn cần bố trí thêm một thềm dốc bằng gỗ hoặc bằng sắt.

Nếu ngôi nhà của bạn không phù hợp với phương pháp trên thì có thể áp dụng như sau. Thay đổi chức năng tầng 1 thành tầng hầm, nhà để xe,… Bạn cũng có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ trần tầng. 1 để mở rộng không gian tạo thêm khoảng thông tầng. Nếu như sử dụng giải pháp này bạn sẽ phải đổ thêm cột và sẽ mất đi một khoảng diện tích của ngôi nhà.

Quy trình nâng nền nhà cơ bản nhất

  • Bước 1: Làm vỡ bề mặt nền gạch cũ để tăng độ liên kết giữa các lớp vật liệu cũ và mới lại với nhau.
  • Bước 2: Kiểm tra và thay các hệ thống đã bị hư hỏng bên dưới nên.
  • Bước 3: Đổ lớp cát hoặc xà bần đến độ cao mà nên cần nâng, nên nhớ trừ hao đi 8cm.
  • Bước 4: Tưới nước đầm thật kĩ đất cho đến khi nó lún lại và không bông tơi lên nữa.
  • Bước 5: Cán lớp bê tông dày 5cm để làm cứng nền cần nâng.
  • Bước 6: Lớp vữa tạo độ dốc nhẹ hướng về nơi thoát nước, chỗ mỏng nhất với bề mặt dày ít nhất là 2cm.
  • Bước 7: Lát thêm gạch để hoàn thiện công trình nâng nền.

Mẹo nhỏ: Bạn có thể rắc một lớp vôi sống lên trên lớp bê tông để diệt khuẩn và tạo độ ẩm cho nền gạch. Nên mới vẫn chưa khô nên bạn hãy để khô hoàn toàn rồi mới đi vào sử dụng. Sau khi hoàn thiện xong bạn nên tiến hành dọn dẹp lại đồ đạc gọn gàng tránh tình trạng xếp nhiều đồ một chỗ làm lún nền.

Những điều lưu ý trong cách nâng nền nhà

Những điều lưu ý trong cách nâng nền nhà

Khi thực hiện cách nâng nền nhà, gia chủ cần lưu ý những điều sau:

  • Bạn không cần xin giấy phép khi nâng nền nhà. Vì dạng sửa chữa này không làm ảnh hưởng đến nhà xung quanh. Do vậy, chủ nhà có thể tự chủ động sửa chữa, nâng nền mà không lo thủ tục pháp lí phức tạp.
  • Nâng nền nhà cần đảm bảo tính cân đối của ngôi nhà, nên được tính toán cẩn thận. Điều này giúp tránh rủi ro nâng nền không đúng độ cao, gây bất tiện, tốn nhiều chi phí.
  • Bạn cần lưu ý lựa chọn loại vật liệu chất lượng tốt để tránh bị sụt, lún, nguy hiểm. Cát và xi than tôn nền rất yếu, không thể sử dụng lâu dài. Các loại đất lại có tính chịu lực kém. Vật liệu hoàn hảo nhất dành cho nâng nền nhà là bê tông nhẹ.

Như vậy, trên đây là một vài giải pháp sửa chữa nền nhà thấp hơn mặt đường bạn có thể tham khảo giúp nhà mình tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, vẫn phải tùy vào hiện trạng của căn nhà mà có một số phương án khác. Bạn nên hỏi ý kiến của các kiến trúc sư trước khi sửa chữa nhà tránh xảy ra sự cố không mong muốn.

0 0
Happy
Happy
0 %
Sad
Sad
0 %
Excited
Excited
0 %
Sleepy
Sleepy
0 %
Angry
Angry
0 %
Surprise
Surprise
0 %